• Giọng đọc: Tu sĩ Bình Bát
  • Kỹ thuật: An Trần & Thầy Thụy SDB
  • Hình bià: Tu sĩ Lạc An □
  • Trích QUÁN NƯỚC ĐẦU LÀNG: NIỀM TIN VIỆT NAM – Tập III
  • KHÔNG ĐI PHÁT CHẨN Em, tôi cũng thường xuyên đi vào những ngôi làng để chia sẻ thực phẩm tới người kém may mắn. Nhưng tôi không đưa những tấm hình đó lên FaceBook bao giờ. Rất đơn giản, tôi đi rao giảng Tin Vui và chia sẻ với mọi người về một Đức Giêsu. Đây mới là lý do đã mang tôi đến với người dân. Và nếu có chia sẻ lương thực tới người dân, tôi coi đó là một vinh dự, bởi tôi được đại diện Đức Giêsu, để chia sẻ bánh mì thiên đàng tới người đang cần, tương tự như Đức Giêsu đã từng hóa năm ổ bánh mì ra con số khổng lồ để nuôi đám đông người Do Thái tại một vùng đồi núi, khi chiều đổ bóng hoàng hôn. Tôi thật sự cảm thấy ái ngại với những tấm hình người dân địa phương ngồi đó, chìa hai tay nhận lương thực của em. Mặt họ gầy gò, đói khát, nhận quà từ em, mặt em hồng hào, em cười tươi tươi. Tôi nghĩ nếu bà cụ đó là người thân của tôi, tôi sẽ ái ngại lắm. Tôi đặt vấn đề nếu người ngoại quốc đến Việt Nam làm công tác từ thiện. Em, em nghĩ gì, nếu em nhìn thấy trên FaceBook hình ảnh người Việt ngồi trên sàn gạch, dưới nền đất, hai tay họ giơ cao nhận quà của người ngoại quốc? Tôi nhớ có lần khi nghe tôi nói xa gần vụ vô thôn làng làm công tác từ thiện, em giải thích với tôi ngay, — Cha! Nhưng con muốn cho ân nhân biết, số tiền đóng góp đã tới tay người dân. Tôi gật đầu đồng ý với em, nhưng tôi cũng nhắc em lời dạy của Đức Giêsu về việc bác ái. Ngài nói rõ, “Khi làm việc bác ái, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Matt 6:3). CHIA SẺ VĂN HÓA Nhà truyền giáo, ngoài học hỏi nền văn hóa mới của dân địa phương, khi điều kiện cho phép, em cũng có thể chia sẻ với con chiên nền văn hóa riêng biệt Việt Nam. Ngày Tết tới, em cũng có thể nấu bánh Chưng, cắm cây Nêu, mặc khăn đống áo dài và chia sẻ phong tục ngày Tết của người Việt tới con chiên bản xứ. Tất cả những nơi tôi đã từng sinh hoạt, vào ngày Tết Nguyên Đán, tôi cũng tổ chức ăn Tết với con chiên của mình. Tôi nhớ, người dân địa phương rất thích thú khi nhận được tiền lì xì sau khi chúc Tết ông cha xứ người Việt. Tôi mất một số tiền cho lì xì. Nhưng niềm vui ngày Tết mà dân địa phương và cả tôi nhận được là một niềm vui vô giá. Tối 30 Giao Thừa, tôi cũng hay gọi một số người Việt trong vùng tới. Cả nhóm ngồi lục đục nấu bánh Chưng bánh Tét nguyên đêm. Có năm chỉ có 2 người, tôi và một ông Thầy cũng vẫn rộn ràng gói bánh Tét. Ngày Mùng Một Tết, hai tu sĩ truyền giáo Việt Nam mời các cha Ban Giám Đốc Niugini của Đại Chủng Việt cùng ăn Tết với chúng tôi. Bữa cơm Tết hôm đó có bánh Tét và thịt Heo kho tàu…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *